CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHI CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TP. HẢI PHÒNG
Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 47 của Bộ Chính trị

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 47 ngày 22/03/2005 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình”, Nghị quyết số 21/NQ-TU ngày 31/12/2004 của Ban Thường vụ Thành uỷ “Về công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thành phố”; công tác dân số-KHHGĐ của thành phố tiếp tục được duy trì và giữ vững các kết quả đã đạt được, hoàn thành nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, làm tiền đề quan trọng cho thực hiện Chiến lược Dân số-Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.

Công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết được quan tâm đẩy mạnh, tạo sự đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục vận động nhân dân thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, với nội dung phong phú, hiệu quả, góp phần làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, làm thay đổi hành vi thực hiện chính sách DS-KHHGĐ theo hướng “Tự nguyện, tự giác”. Phần lớn cán bộ, đảng viên đã gương mẫu đi đầu thực hiện, đồng thời tuyên truyền vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Đã tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình DS-KHHGĐ, đạt được các kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết đề ra như: Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biệp pháp tránh thai hiện đại đạt 78%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trong toàn thành phố ổn định ở mức dưới 1%; (bình quân 0,98%/năm); tỷ suất sinh hàng năm giảm từ 0,15%o trở lên. Chất lượng dân số dần được nâng lên; tỷ số giới tính khi sinh giảm từ 121,4 (năm 2004) xuống 112,5 (năm 2014); tuổi thọ trung bình gần 74 tuổi. Các dịch vụ  chăm sóc sức khỏe sinh sản -KHHGĐ được mở rộng và nâng cao chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ từng bước được cải thiện. Công tác quản lý DS-KHHGĐ đã dược cải thiện. Nguồn lực đầu tư cho công tác dân số-KHHGĐ được quan tâm đầu tư, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước; Các nguồn lực tài chính được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, đảm bảo công khai, hiệu quả, trong đó chú trọng ưu tiên đầu tư cho hoạt động ở cơ sở (chiếm trên 70%), nhất là những vùng đông dân, có mức sinh cao, có nhiều hộ nghèo. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của hệ thống cơ quan Dân số các cấp được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Quá trình thực hiện các qui định của Chính Phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống làm công tác dân số-KHHGĐ các cấp được thành phố quan tâm, sớm đi vào ổn định và tiếp tục vận hành theo chức năng, nhiệm vụ của mô hình mới; tâm trạng, tư tưởng của đội ngũ cán bộ Dân số từ thành phố đến cơ sở cơ bản ổn định, yên tâm thực hiện nhiệm vụ.

Những kết quả thực hiện Nghị quyết số 47 ngày 22/03/2005 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình”, Nghị quyết số 21/NQ-TU ngày 31/12/2004 của Ban Thường vụ Thành uỷ “Về công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thành phốđã góp phần quan trọng vào việc ổn định và tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào thành tựu trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy thành phố phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH

Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của thành phố về công tác dân số-KHHGĐ còn nhiều hạn chế yếu kém: Mục tiêu, chỉ tiêu công tác DS/KHHGĐ đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng, HĐND các cấp để chỉ đạo thực hiện nhưng nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ, do đó chưa thực sự quan tâm đúng mức dẫn đến thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo. Một số địa phương cấp uỷ Đảng, chính quyền có tư tưởng chủ quan, thoả mãn với những kết quả bước đầu đã đạt được dẫn đến buông lỏng quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các mục tiêu công tác Dân số - KHHGĐ, chưa coi chương trình Dân số - KHHGĐ là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, đơn vị, còn có tư tưởng khoán trắng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác Dân số - KHHGĐ;

 Công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện Nghị quyết cũng như tuyên truyền vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tuy đã được coi trọng nhưng chưa thực sự thường xuyên, chưa rộng khắp, chất lượng tuyên truyền giáo dục chưa cao, công tác truyền thông giáo dục dân số ở cơ sở còn hạn chế; Tư tưởng trọng nam hơn nữ, tập quán sinh đẻ nhiều, cần có con trai còn chi phối, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều hộ gia đình, chính vì vậy xuất hiện tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi, tìm mọi cách để sinh được con trai, làm cho tỷ số giới tính khi sinh tăng cao trong 5-6 năm trở lại đây;

Tổ chức bộ máy làm công tác dân số - KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở  không ổn định, vừa thiếu vừa yếu về năng lực, nhất là sau khi giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp; Một bộ phận Cán bộ làm công tác dân số chưa thực sự yên tâm công tác. Đội ngũ Cộng tác viên địa bàn không ổn định, hàng năm thay đổi tới 20% đến 30%, trình độ năng lực không đồng đều, việc quản lý theo dõi đối tượng chưa kịp thời còn nhiều sai sót; Cơ chế, chế độ chính sách đối với cộng tác viên dân số địa bàn xã, phường còn hạn chế, chưa tạo động lực cho cán bộ yên tâm công tác, luôn thay đổi mỗi khi có điều kiện chuyển sang ngành đoàn thể khác, công tác khác;

 Các chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về dân số có tác động trực tiếp tới cán bộ đảng viên, tuy vậy trong thời gian qua ở một số địa phương vẫn còn tình trạng cán bộ đảng viên sinh con thứ 3, riêng năm 2007 có tới 32 Đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ, năm 2008 có 22 trường hợp, năm 2009 là 29 trường hợp, năm 2010 có 20 trường hợp, năm 2011 có 17 trường hợp, năm 2012 có 32 trường hợp, năm 2013 có 46 trường hợp, năm 2014 có 51 trường hợp. Mặc dù số lượng không lớn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động nhân dân. Các qui định xử lý vi phạm chưa có sức thuyết phục, thiếu tính răn đe. Các đối tượng khác, nhất là người lao động tự do không có chế tài xử lý; Công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết chưa được thường xuyên, chưa kịp thời từ thành phố đến cơ sở;

 Đầu tư nguồn lực hàng năm tuy đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đầu tư cho công tác tuyên truyền vận động, giải quyết chế độ chính sách còn hạn hẹp.

Tổng kết đánh giá quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 47 ngày 22/03/2005 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình”, Nghị quyết số 21/NQ-TU ngày 31/12/2004 của Ban Thường vụ Thành uỷ “Về công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thành phốvới những kết quả, những hạn chế, yếu kém, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác dân số-KHHGĐ trong tình hình hiện nay và tiếp tục khẳng định tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác này là rất cần thiết. Cần tiếp tục tăng cường cam kết chính trị thông qua khẳng định vai trò của cấp ủy Đảng, cơ quan trong thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa phương./
                                         
                                                                                                                                                                                            
                                              
Cao Thị Hạ

 

Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !