CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHI CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TP. HẢI PHÒNG
NÂNG CAO VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA TRẺ EM GÁI GÓP PHẦN GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TẠI HẢI PHÒNG
Năm 2022 là năm thứ 6 thành phố Hải Phòng triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Qua quá trình tập trung trong công tác truyền thông thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, Hải Phòng đã từng bước đạt được các mục tiêu của đề án, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) năm 2020 là 112 bé trai/100 bé gái đạt chỉ tiêu đề ra là dưới mức 115 bé trai/100 bé gái, năm 2022  tỷ số giới tính khi sinh tại Hải Phòng là 110,97 bé trai/100 bé gái.
Xác định công tác truyền thông về bình đẳng giới và nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái là một trong các giải pháp then chốt góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh nên ngay từ đầu năm, Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động thành phố, Hội KHHGĐ, Hội Người cao tuổi tăng cường tuyên truyền công tác dân số năm 2022 thông qua ký Hợp đồng trách nhiệm nhằm  nâng cao nhận thức cho cán bộ hội, hội viên, đoàn viên và cộng đồng về vấn đề giới, bình đẳng giới, thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy và các giải pháp nhằm kiểm soát MCBGTKS, trao cơ hội nhiều hơn cho trẻ em gái, nâng cao vai trò vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái ở các gia đình sinh con một bề gái có thành tích cao trong học tập.
Để công tác truyền thông sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, năm 2022, Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố đã phối hợp với trường THPT Kiến An và trường THPT Hữu Nghị Quốc tế, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng và các cơ quan Báo địa phương tổ chức hội nghị truyền thông cho 1.900 học sinh, xây dựng 01 phóng sự, 01 chuyên mục truyền hình, viết và đưa tin 4 bài viết, các tin, chùm tin phản ánh về vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, để các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của trẻ em gái trong tương lai, trách nhiệm trong việc giảm thiểu MCBGTKS, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em gái, nâng cao vai trò của trẻ em gái - dần xóa bỏ bất bình đẳng giới. 
Ngoài hình thức tuyên truyền trực quan, công tác truyền thông ứng dụng công nghệ 4.0 được đẩy mạnh trên các trang mạng xã hội: Facebook, zalo, tiktok, you tube... Trang thông tin điện tử, fanpage của Chi cục DS-KHHGĐ và các quận huyện truyền thông 225 tin, bài chính thống các nội dung của Đề án tuyên truyền giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, phát động các cuộc thi trên facebook, tiktok, zalo... do Tổng cục Dân số tổ chức và nhận được sự tham gia tích cực từ các đơn vị quận, huyện, trường học, khu công nghiệp... tạo hiệu ứng đã lan tỏa sâu rộng đến người dân đặc biệt là giới trẻ về tầm quan trọng trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái nhằm hướng đến một xã hội bình đẳng văn minh. In và cấp phát gần 12.000 tờ gấp, 94 pano 2 mặt truyền thông về vấn đề giảm thiểu MCBGTKS, thực hiện bình đẳng giới cấp cho các quận, huyện trên toàn thành phố.
Truyền thông tại địa phương cũng được triển khai một cách tích cực và đồng bộ. Trung tâm Dân số các quận, huyện tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội nghị, hội thảo về MCBGTKS tập trung vào các cặp vợ chồng mới kết hôn và chuẩn bị kết hôn, thanh niên, vị thành niên, công nhân trong các nhà máy, khu công nghiệp, người cao tuổi, những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của các ngành. Phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo thực hiện truyền thông 247 buổi tại các trường THCS, THPT về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, kiến thức về giới, bình đẳng giới cho 55.444 học sinh. Phối hợp với Phòng Văn hóa - thông tin truyền thông trên hệ thống đài phát thanh, truyền thanh của địa phương trên 1.962 lượt phát thanh với hơn 654 tin bài về kiểm soát MCBGTKS; cắt treo hơn 250 băng zôn tuyên truyền về MCBGTKS tại trung tâm quận, huyện và các xã, phường, thị trấn trong tháng trọng điểm hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) hàng năm. Duy trì hoạt động lồng ghép sinh hoạt quý của các câu lạc bộ “Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” tại các xã, phường, thị trấn, lực lượng bộ đội biên phòng. Vận động người dân từng bước thay đổi tư tưởng lạc hậu về sinh con gái, thay đổi nhận thức của nhân dân về việc nuôi dạy trẻ em gái, các em có quyền được hưởng một cuộc sống an toàn, được nuôi dạy và giáo dục đến khi trưởng thành. Được quan tâm chăm sóc và giáo dục tốt, trẻ em gái sẽ có điều kiện phát huy sở trường, theo đuổi ước mơ, chủ động trong cuộc sống tương lai và tạo ra những giá trị lợi ích cho xã hội./.
 
Truyền thông về bình đẳng giới nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 năm 2022 tại trường THPT Kiến An
 
(nguồn: Phòng Dân số-Truyền thông - Chi cục Dân số-KHHGĐ)
 
Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !